Kênh phân phối trực tiếp là gì? Đánh giá ưu nhược điểm

Kênh phân phối trực tiếp là gì? Đánh giá ưu nhược điểm

by admin

Kênh phân phối trực tiếp là một hình thức cung ứng hàng hóa, sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng, phân phối trực tiếp là phương pháp ra đời sớm nhất, nhằm đưa hàng hóa đến người tiêu dùng không qua trung gian. Bài viết này, 60s Tip sẽ giải đáp đến bạn chi tiết “kênh phân phối trực tiếp là gì“, đánh giá ưu và nhược điểm.

Kênh phân phối trực tiếp là gì?

Chiến lược phân phối sản phẩm hiện này, đều có sự tham gia trực tiếp của các nhà buôn và các nhà phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, lại có một số ít doanh nghiệp phân phối hàng hóa theo “kênh phân phối trực tiếp”, điều này sẽ giúp giảm chi phí trung gian khi hàng hóa, sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Nếu như doanh nghiệp lựa chọn phân phối trực tiếp hàng hóa đến tay khách hàng, thì cần phải có một đội ngũ nhân sự lớn, cùng với sự quy hoạch và định hướng phức tạp. Doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ giao hàng lớn mạnh, lắng nghe phản hồi, hậu mãi từ khách hàng.

Kênh phân phối trực tiếp là gì? Đánh giá ưu nhược điểm

Kênh phân phối trực tiếp là gì?

Phân phối trực tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận được những phản hồi chính xác nhất từ khách hàng, từ đó cải thiện cũng như nâng cao hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của mình. Mục đích cuối cùng là nhằm thỏa mãn khách hàng, tạo niềm tin và sự tin tưởng với khách hàng.

Tuy nhiên, phân phối trực tiếp sẽ cần một đội ngũ vận hành khâu tiếp nhận đơn hàng, giao hàng tương đối phức tạp. Nếu không biết cách tối ưu chi phí sẽ khiến cho hàng hóa, sản phẩm đội giá để bù lỗ.

Xem thêm  Trang lứa hay Chang lứa từ nào viết đúng chính tả?

Ngày nay, kênh phân phối trực tiếp thường được sử dụng trong bán hàng Online, nền tảng Online sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh, phổ biến các hàng hóa, sản phẩm của mình ra toàn cầu, không tốn nhiều chi phí vận hành, có thể xây dựng một đội ngũ phân phối trực tiếp hiệu quả.

Ưu điểm của những kênh phân phối trực tiếp

  • Showroom: Thuê mặt bằng, trưng bày, phát triển, quảng bá các sản phẩm tại Showroom
  • Website: Thiết kế website thương mại, bán hàng trực tiếp tại website thương mại đó
  • Catalogue: In ấn Catalogue chứa sản phẩm và giá bán, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, hàng hóa
  • Application: Thiết kế một ứng dụng bán hàng Online
  • Điện thoại: Kết nối, tư vấn khách hàng thông qua điện thoại
  • Email: Gửi Email marketing tới khách hàng tiềm năng
  • Event: Mời chào, quảng cáo hàng hóa, sản phẩm tại các sự kiện

Những ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp

Khi bạn đã nắm rõ được “kênh phân phối trực tiếp là gì“, thì chúng ta sẽ cùng tìm ra những ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp:

Nhận được những phản hồi, ý kiến trực tiếp từ khách hàng: Ưu điểm đáng giá nhất của “phân phối trực tiếp” là doanh nghiệp sẽ nhận được những phản hồi, đánh giá trực tiếp từ khác hàng, từ đó giúp nâng cao, cải tiến hàng hóa dịch vụ của mình, điều này sẽ làm hài lòng khách hàng.

Kết nối với khách hàng: Phân phối trực tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kết nối với khách hàng, đó là một mắt xích quan trọng để hiểu hơn về những mong muốn của khách hàng, rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những đánh giá, ý kiến của khách hàng, điều này sẽ giúp cho hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng đủ với yêu cầu của khách hàng.

Xem thêm  Sáng trưng hay Sáng chưng đâu là từ viết đúng chính tả?

Kiểm soát được chất lượng: Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, phân phối trực tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ quy trình từ sản xuất đến việc phân phối đến tay khách hàng. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm, hàng hóa của mình.

Tốc độ giao hàng nhanh: Thông thường, các dịch vụ giao hàng sẽ phải trải qua các khâu kiểm duyệt, vận chuyện, nhập kho rất phức tạp, vì thế thời gian vận chuyển sẽ rất chậm. Tuy nhiên, phân phối trực tiếp sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ giao hàng, từ đó hàng hóa, dịch vụ sẽ đến tay của khách hàng nhanh hơn.

Kênh phân phối trực tiếp là gì? Đánh giá ưu nhược điểm

Chiến lược giá tốt: Phân phối trực tiếp sẽ không phải qua các khâu trung gian, vì thế giá của sản phẩm, hàng hóa khi đến tay khách hàng luôn có được mức giá tốt nhất, không bị đội giá. Điểm mạnh nhất của kênh phân phối trực tiếp chính là giá thành sản phẩm luôn ở mức tốt nhất.

Có thể khai khác, phân phối các sản phẩm khác: Khi kênh phân phối trực tiếp của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng triển khai cũng như phân phối các sản phẩm khác mà công ty sản xuất, kinh doanh.

Phân phối gián tiếp là gì?

Phân phối gián tiếp (bán hàng thông qua trung gian), phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn vị phân phối sản phẩm thông qua trung gian, ủy quyền cho các đơn vị bán hàng, cung cấp sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Phân phối gián tiếp rất phổ biến trên thế giới, tại Việt Nam các tập đoàn, công ty lớn cũng đang áp dụng các hình thức phân phối gián tiếp thông qua trung gian.

Xem thêm  88 nghĩa là gì? Con số 88 có nghĩa là gì trong tiếng Trung?

Ưu điểm của phân phối gián tiếp

Giúp cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận, phân phối sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách nhanh chóng, đơn vị trung gian sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng, từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc thúc đẩy thương mại, gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

Phân phối gián tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp tập trung vào khâu sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh với những sản phẩm khác.

Nhược điểm của phân phối gián tiếp

Phân phối gián tiếp thông qua các đơn vị trung gian, sẽ yêu cầu nhà sản xuất ủy quyền cho các bên trung gian, để họ có thể tương tác, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa đến tay của khách hàng.

Phân phối gián tiếp sẽ giúp thức đẩy bán hàng hóa nhanh hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, mức lợi nhuận thu lại sẽ không được cao và phải chia % cho các đơn vị trung gian. Điều này có thể sẽ đẩy giá thành sản phẩm cao hơn so với phân phối trực tiếp.

Lời kết

Phân phối trực tiếp sẽ giúp đưa sản phẩm, hàng hóa đến tay khách hàng không thông qua trung gian, từ đó hàng hóa sản phẩm sẽ có mức giá tốt nhất. Đến đây chắc hẳn là bạn đã nắm rõ được “kênh phân phối trực tiếp là gì” rồi phải không nào. Chúc cho doanh nghiệp của bạn lựa chọn được cho mình kênh phân phối phù hợp nhất!

Related Posts