Toàn cầu hoá là gì? Tại sao toàn cầu hóa đang là xu hướng hiện nay của thế giới? Toàn cầu hóa có ưu điểm và nhược điểm gì?. Bài viết sau đây 60s Tip sẽ chia sẻ đến bạn ý nghĩa, khái niệm của toàn cầu hóa.
Toàn cầu hoá là gì? Khái niệm của toàn cầu hóa?
“Toàn cầu hóa” là một khái niệm được sử dụng rộng rãi dùng để miêu tả những thay đổi của nền kinh tế trên toàn cầu, toàn cầu hóa chính là hội nhập, phát triển, giúp tăng khả năng cạnh tranh, giúp kết nối các nền kinh tế trên toàn thế giới lại với nhau.
Toàn cầu hóa là một hoạt động giúp thúc đẩy, gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế trên thế giới theo một mức độ toàn cầu. Việc hội nhập kinh tế theo cấp độ toàn cầu sẽ giúp cho việc sản xuất, giao thương hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.

Toàn cầu hoá là gì?
Toàn cấu hóa được xem là nhiệm vụ quan trọng của mỗi một quốc gia, quốc gia nào càng đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa thì đồng nghĩa với việc giao thương hàng hóa của quốc gia đó càng lớn và ngược lại. Đến đây chắc hẳn là bạn cũng đã nắm rõ được phần nào “toàn cầu hóa là gì” rồi phải không nào? Tiếp theo, hãy cùng mình tìm hiểu về mức độ quan trọng, sự cần thiết của việc toàn cầu hóa bạn nhé!
Những điểm nổi bật của toàn cầu hóa
- Giúp cho thương mại của thế giới phát triển mạnh
- Giúp cho các quốc gia có thể dễ dàng kết nối, giao thương với nhau
- Đầu tư tài chính nước ngoài vào các quốc gia toàn cầu sẽ tăng mạnh
- Thị trường tài chính, giao thương được mở rộng
- Có nhiều công ty xuyên quốc gia phát triển lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng
Mức độ quan trọng của việc toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa được xem là nhiệm vụ cần thiết, bắt buộc của mỗi quốc gia trên thế giới, việc toàn cầu hóa sẽ giúp đẩy mạnh sản xuất, giúp phát triển giao thương, liên kết được nhiều nền kinh tế lại với nhau, những công ty đa quốc gia có thể phát triển rộng rãi và đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế.
Toàn cầu hóa còn giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, công nhân sẽ được nâng cao tay nghề nhờ vào hội nhập, từ đó mức lương của công nhân sẽ được tăng lên, giúp đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của GDP (thu nhập bình quân đầu người).

Mức độ quan trọng của việc toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa sẽ giúp cho nhiều công ty nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy, công xưởng, từ đó giúp tạo ra công ăn việc làm, nâng cao giá trị, mức thu nhập của người dân, đồng thời đóng góp muốn nguồn thu lớn vào ngân sách quốc gia từ việc nộp thuế.
Những ưu điểm, nhược điểm của việc toàn cầu hóa là gì? Ví dụ về toàn cầu hóa?
Như bên trên mình đã chia sẻ đến bạn “toàn cầu hóa là gì“, tiếp theo hãy cùng mình đi phân tích về các mặt tích cực, tiêu cực của việc toàn cầu hóa ngay sau đây bạn nhé!
+ Ưu điểm:
– Toàn cầu hóa sẽ giúp cho các quốc gia sớm hội nhập, từ đó giúp cho các quốc gia có nhiều cơ hội hơn về phát triển đất nước cũng như con người, tạo ra cái nhìn và giá trị cuộc sống mới, thay đổi nhiều tư duy còn lạc hậu, đồng thời thay đổi về nhận thức, tầm nhìn của người dân theo hướng hiện đại.
– Toàn cầu hóa giúp cải thiện cuộc sống của người dân, tăng tính chất cạnh tranh công bằng trong xã hội, giúp cho đời sống của người dân được cải thiện, giúp đẩy lùi dịch bệnh, sức khỏe của người dân được quan tâm hơn,…
– Toàn cầu hóa sẽ giúp cho công nhân, người lao đông nâng cao tay nghề, được tiếp xúc với những máy móc hiện đại, tạo ra được nhiều sáng tạo, sáng kiến trong công việc.
– Toàn cầu hóa sẽ giúp cho các quốc gia có thể tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như: WTO, IMF, WB… từ đó giúp thúc đẩy, kết nối với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, tạo ra nhiều đột phá trong việc phát triển và xây dựng kinh tế.
– Toàn cầu hóa sẽ giúp cho các nước đang phát triển có thể đẩy mạnh, rút ngắn được quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Có nhiều cơ hội để học hỏi, tham gia vào việc phát triển những mô hình kinh tế toàn cầu, đa quốc gia.

Ưu điểm, nhược điểm của việc toàn cầu hóa là gì?
+ Nhược điểm:
– Nhược điểm của việc toàn cầu hóa chính là việc phân hóa giàu nghèo một cách rõ rệt trong xã hội, từ đó có thể sẽ có nhiều bất công xảy ra vì đồng tiền. Những người không có nhiều kiến thức sẽ rất khó đi xin việc, tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng lên, việc du nhập nhiều nền văn hóa khác nhau có thể sẽ khiến cho giới trẻ dễ bị xa ngã, dính vào nhiều tệ nạn.
– Toàn cầu hóa có thể sẽ gia tăng những mối nguy cơ về vượt biên, buôn lậu. Toàn cầu hóa sẽ giúp phát triển kinh tế nhanh nhưng lại phân bổ không đồng đều, các quốc gia nghèo đói không có nhiều cơ hội để cạnh tranh với những quốc gia tiến tiến.
Một số câu hỏi liên quan về toàn cầu hóa
1. Xu thế của toàn cầu hóa là gì?
Tăng khả năng liên kết giữa các lĩnh vực về kinh tế, công nghệ. Xu thế công nghệ hiện đại ngày nay chính là phát triển những mô hình, công nghệ về trí tuệ nhân tạo, từ đó giúp làm giảm nhân lực cho các ngành công nghiệp, thúc đấy xử lý nhanh các tác vụ, giúp cho máy móc có thể hoạt động tốt hơn,…
2. Toàn cầu hóa trong tiếng Anh là gì?
Toàn cầu hóa trong tiếng Anh sẽ được viết là “Globalization”.
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn “toán cầu hóa là gì“, qua bài viết chia sẻ này của mình chắc hẳn là bạn cũng đã nắm rõ được ý nghĩa, khái niệm của toàn cầu hóa là gì rồi phải không nào?. Hãy trở lại 60s Tip để có thể khám phá, theo dõi, tìm kiếm thêm những nội dung hữu ích khác bạn yêu nhé!